Khi bạn đã không còn nhu cầu sử dụng nhà ở nữa hoặc là muốn phá dỡ nhà hiện tại để cải tạo xây dựng một công trình mới. Thì lúc này việc tìm kiếm đơn vị phá dỡ nhà cũ chuyên nghiệp là điều cần thiết, để đảm bảo rằng bạn và bên dịch vụ sẽ đôi bên hợp tác thuận lợi thì việc có mẫu hợp đồng tháo dỡ công trình nhà cũ là điều phải có. Cùng Tháo Dỡ Minh Đức tìm hiểu rõ hơn về mẫu hợp đồng đơn giản, chi tiết nhất qua bài viết sau đây nhé!
Hợp đồng tháo dỡ nhà cũ là gì?
Như bạn cũng đã biết thì hầu hết mọi giao dịch khi bạn thực hiện cùng với một đơn vị nào thì việc phải ký hợp đồng cùng nhau là điều không thể tránh khỏi. Và hợp đồng tháo dỡ công trình nhà cũ là văn bản được sử dụng khi khách hàng có nhu cầu phá dỡ nhà ở không còn sử dụng để tận dụng hoặc cải tạo lại công trình khác trên mảnh đất đó. Đây là văn bản thỏa thuận giữa bên có nhu cầu phá dỡ và bên cung cấp dịch vụ phá dỡ nhà cũ. Khi làm hợp đồng phá dỡ nhà cũ thì các bên phải đọc rõ hết những điều khoản đã đưa ra. Mọi thông tin cung cấp cần sự chính xác tuyệt đối. Điều này nhằm tránh tình trạng đôi bên hiểu sai ý nhau.

- Tin liên quan: Mẫu đơn xin phá dỡ nhà cũ và thủ tục xin cấp phép
Mẫu hợp đồng tháo dỡ công trình nhà cũ mới nhất năm nay
Thật ra thì hiện nay, nhà nước pháp luật vẫn chưa có quy định một mẫu hợp đồng nào là bắt buộc cho hoạt động phá dỡ nhà cũ. Vậy nên có rất nhiều hợp đồng được lan truyền rộng rãi khi bạn tìm kiếm, Tháo Dỡ Minh Đức đã tổng hợp lại mẫu hợp đồng tháo dỡ công trình nhà cũ phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
HỢP ĐỒNG PHÁ DỠ NHÀ Ở
Ngày ……tháng ………năm 20…….
Tại địa chỉ:……đường ………, phường…….……, quận……, tỉnh/thành phố………. Hai bên tham gia gồm:
BÊN YÊU CẦU DỊCH VỤ PHÁ DỠ NHÀ Ở (gọi tắt là Bên A)
Ông/bà: ……………………….……………………………………………….
Số CMTND: ……………………….Cấp ngày…/…/…… Tại : Công an …..
Địa chỉ: …………………..…..………………………………………………..
Điện thoại: …………………..……………………………………………….
BÊN NHẬN DỊCH VỤ PHÁ DỠ NHÀ Ở (gọi tắt là Bên B)
Ông/Bà/Công ty: ………………………………………………..……………
Địa chỉ: số nhà …………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………………..
Chứng chỉ hành nghề (hoặc Giấy Chứng nhận ĐKKD, nếu là Công ty) ……
Ngày cấp: …………………………. Nơi cấp: ………………………………
Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng phá dỡ nhà này, trong đó Bên A thuê Bên B thực hiện công việc phá dỡ để tạo mặt bằng cho công trình nhà ở tại địa chỉ ……………….……………… với các điều khoản như sau:
Điều 1: Nội dung công việc, Tiến độ thi công, Giá trị hợp đồng
Nội dung công việc: Sau khi hai bên đã kiểm tra công trình, Bên B cam kết thực hiện việc phá dỡ với các hạng mục cụ thể như sau:
+ Phá dỡ phần nhà ở, bao gồm :
– Diện tích cần phá dỡ: …………….…….. m2
+ Phá dỡ phần công trình phụ, bao gồm:
– Nhà bếp:…………………………………..
– Nhà tắm:…………………………………..
– Chuồng trại chăn nuôi (nếu có):…………..
+ Các công việc khác (nếu có) như: chống đỡ, che chắn đảm bảo an toàn cho nhà liền kề, chuyển đất khi đào móng………. Được hai bên thỏa thuận như sau:…………………
Tiến độ thi công:
– Ngày bắt đầu thi công: Từ ngày …/ ……. /20…….
– Thời gian hoàn thành việc phá dỡ và bàn giao mặt bằng cho Bên A vào ngày …/ …/ 20…., nếu chậm sẽ bị phạt 5% giá trị hợp đồng.
Giá trị hợp đồng: Bên A thanh toán chi phí cho Bên B theo diện tích phá dỡ .. m2. Tổng giá trị thanh toán sau khi nghiệm thu là: …………000.000 VNĐ (…..triệu đồng Việt Nam)
Điều 2: Trách nhiệm của các bên
Trách nhiệm của Bên A:
– Bên A có trách nhiệm cung cấp địa điểm để tập kết vật tư sau khi công trình đã được phá dỡ;
– Cần có người giám sát trực tiếp quá trình phá dỡ nhằm đảm bảo tiến độ, biện pháp kỹ thuật, khối lượng thi công và việc bàn giao vật liệu phá dỡ;
– Đại diện cho Bên B (nếu cần thiết) để xử lý các tình huống khẩn cấp trong quá trình phá dỡ, đặc biệt là khi cần thực hiện các thủ tục xin phép từ cơ quan quản lý địa phương;
– Có quyền tạm ngừng thi công nếu phát hiện không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn lao động hoặc có sự thất thoát vật tư.
Trách nhiệm của Bên B
– Bên B phải cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho công tác phá dỡ (như cốp pha lát, xà gỗ, cột chống…) theo yêu cầu về thời gian và số lượng kỹ thuật (chi phí do Bên B chịu);
– Cần đảm bảo đủ số lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc phá dỡ, luôn duy trì từ 5 đến 6 thợ chính và 1 đến 2 thợ phụ mỗi ngày;
– Việc phá dỡ phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả. Nếu xảy ra sai sót, hỏng hóc hoặc thất thoát, Bên B sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường theo quy định pháp luật;
– Phải lập kế hoạch phá dỡ cùng với biện pháp kỹ thuật an toàn và được sự chấp thuận của Bên A. Mỗi phần công việc phá dỡ cần được Bên A nghiệm thu trước khi tiến hành tiếp;
– Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động thi công và công trình. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, Bên B sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật;
– Tự tổ chức nơi ăn, ở và sinh hoạt cho công nhân, đồng thời tuân thủ các quy định về trật tự, an ninh và khai báo tạm trú.
Điều 3: Thanh toán
– Các đợt thanh toán sẽ dựa trên khối lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu:
+ Thanh toán lần 1: Bên A sẽ thanh toán số tiền tạm ứng theo hợp đồng là: …000.000 VNĐ (bằng chữ: ………..triệu đồng), tương đương với 20% tổng giá trị hợp đồng;
+ Thanh toán lần 2: Số tiền còn lại sẽ được bên A thanh toán trong thời gian 20 ngày kể từ ngày hai bên ký biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình đã được phá dỡ, tương đương với 20% tổng giá trị hợp đồng;
Điều 4: Cam kết
– Trong quá trình thực hiện công việc phá dỡ, nếu phát sinh vấn đề, hai bên sẽ tổ chức cuộc họp để đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc. Tất cả các thỏa thuận sẽ được ghi lại trong biên bản.
– Nếu bên B không đáp ứng đủ năng lực và trang thiết bị như đã cam kết trong quá trình phá dỡ, bên A có quyền tạm ngừng hoặc chấm dứt hợp đồng phá dỡ nhà. Trong trường hợp này, bên B sẽ được thanh toán cho phần diện tích đã phá dỡ theo biên bản nghiệm thu. Phần công việc không đạt yêu cầu kỹ thuật sẽ không được thanh toán và bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Hợp đồng phá dỡ nhà có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi thanh lý. Hai bên cam kết tuân thủ đầy đủ các điều khoản của hợp đồng. Bên nào vi phạm sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
– Hợp đồng phá dỡ nhà được lập thành hai bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên sẽ giữ một bản để thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Mẫu hợp đồng tháo dỡ công trình nhà cũ cần lưu ý nội dung nào?
Tháo Dỡ Minh Đức thấy được rằng mẫu hợp đồng tháo dỡ công trình nhà cũ là một văn bản rất quan trọng liên quan đến việc thỏa thuận của khách hàng và bên cung cấp dịch vụ phá dỡ nhà. Vậy nên, khi tiến hành làm hợp đồng bạn cần phải đọc kỹ những lưu ý cụ thể như sau:
– Việc thực hiện phá dỡ nhà cũ sẽ có rất nhiều khó khăn và nguy hiểm, chính vì thế nên bạn phải tìm hiểu và lựa chọn hợp tác với đơn vị có đội ngũ thợ chuyên nghiệp với trình độ cao và dày dặn kinh nghiệm trong nghề.
– Khi lựa chọn một đơn vị nào đó phải thật sự tìm hiểu kỹ về chất lượng dịch vụ cũng như sự uy tín của thương hiệu đó.
– Giá cả cũng là vấn đề mà bạn nên quan tâm, bạn nên tham khảo giá cả chung để đảm bảo rằng mức giá họ đưa ra là hợp lý và đảm bảo sẽ đem lại chất lượng hiệu quả.
– Khi ký kết hợp đồng phải dựa trên sự tự nguyện của đôi bên, và cả 2 phải cùng nhau thỏa thuận các vấn đề liên quan trong hợp đồng một cách rõ ràng minh bạch.
Bài viết trên đã cho bạn Mẫu hợp đồng tháo dỡ công trình nhà cũ chi tiết nhất. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về dịch vụ hay hợp đồng trên thì hãy liên hệ cho Tháo Dỡ Minh Đức để được tư vấn cụ thể nhé!
- Tin liên quan: Phá dỡ nhà cũ, nhà cấp 4 có cần xin phép không?