Nghề phá dỡ nhà cũ, vất vả nhưng nhân văn

Với nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều, tốc độ xây dựng ngày càng nhanh nên quy trình xây dựng cũng được chuyên môn hóa từng công đoạn. Trong đó, công việc phá dỡ nhà cũ trước khi xây nhà mới đang thu hút nhiều lao động tham gia. Tuy nhiên, đây là công việc nặng nhọc và người làm nghề luôn đối mặt với tai nạn rình rập.

Nghề phá dỡ nhà cũ

Hiện nay, riêng trên địa bàn TP Hà Nội có nhiều nhóm thợ chuyên nhận tháo dỡ các công trình cũ, mỗi nhóm từ 5-10 người. Ngoài các nhóm thợ chuyên nghiệp thì các nhóm thợ xây cũng nhận luôn phần việc tháo dỡ nhà cũ trước khi xây dựng mới. Hầu hết thợ làm công việc này là lao động nam, có sức khỏe tốt. Với những căn nhà cấp 4 cần phá dỡ thì chỉ mất 2 – 3 ngày, nhà bê tông cốt thép cao tầng thì phải mất vài ba tuần.

Ông Nguyễn Văn Tiến (39 tuổi, Huyênh Thanh Trì Hà Nội), cho hay, trước đây, mỗi khi có nhu cầu phá dỡ nhà cũ thì chủ thầu xây dựng thuê ông đến làm, trả tiền công ngày. Thấy nhu cầu này ngày càng nhiều, cách đây 10 năm, ông đứng ra thành lập một nhóm thợ gồm 5 người chuyên làm công việc phá dỡ công trình cũ. “Nghề này chẳng có trường lớp nào đào tạo, chỉ có nghề dạy nghề thôi. Nhìn tưởng dễ, nhưng cũng có rất nhiều những khó khăn và bí quyết riêng trong nghề. Để tồn tại lâu dài thì phải học hỏi nhiều. Từ cách quan sát ngôi nhà để biết được nên đập phần nào trước cho an toàn, đỡ tốn sức… làm lâu thì thấy bình thường nhưng chưa biết thì cực lắm”, ông Bình đúc kết về nghề của mình.

Anh Lê Tuấn Mạnh (30 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nôi), chia sẻ: “Trước đây tôi làm thợ xât, thấy tôi có sức khỏe tốt nên anh Tiến gọi tôi về nhóm của ảnh làm công việc phá dỡ công trình cũ. Làm công việc này vất vả, nặng nhọc hơn nhiều so với làm thợ hồ nhưng được cái thu nhập cao hơn, mỗi ngày tiền công cũng được 300 – 350 ngàn đồng”.

Theo ông Tú Đại Phát chủ một nhóm thợ 14 người, từ sau Tết đến nay, rất nhiều chủ thầu xây dựng, chủ công trình thuê nhóm của ông phá dỡ công trình cũ nhưng ông không dám nhận nhiều bởi làm không xuể. Còn thuê thêm người làm thì ông không dám, bởi người chưa có kinh nghiệm thì dễ xảy ra tai nạn lao động.

Cái nghề màt tai nạn luôn luôn rình rập

Trưa gần đứng bóng trong những ngày hè nóng bức, tại một công trình cũ trên đường Hoàng Quốc Việt (Hà nội), nhóm thợ của ông Trương Tam  (59 tuổi, ở khu Hoàng Hoa Thá) vẫn đang miệt mài làm việc, bất chấp nắng nóng gay gắt và bụi mù mịt. Ông Tam, người có gần 35 năm kinh nghiệm trong nghề phá dỡ công trình cũ, chia sẻ: “Do cận ngày giao trả mặt bằng cho chủ nhà để khởi công xây nhà mới nên chúng tôi phải làm việc khẩn trương. Nghề này luôn nằm trong số những nghề nguy hiểm, chỉ cần một sơ suất nhỏ là nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy trước khi bước vào phá dỡ nhà cũ, tôi phải quan sát kỹ lưỡng, hỏi gia chủ cặn kẽ lịch sử xây dựng, kết cấu công trình rồi mới bắt tay vào làm. Trong lúc làm việc, tôi phải giám sát chặt chẽ, nhắc nhở mọi người để tránh tai nạn xảy ra”.

Anh Bùi Đình Vinh (31 tuổi, quản lý đội thợ phá dỡ công trình của công ty Minh Đức) thì tâm sự: “Nghề này thật sự nguy hiểm, bởi luôn phải thao tác trên cao, đối mặt với cột đè, tường đổ. Bên cạnh đó phải bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho những người ở nhà liền kề và môi trường chung quanh. Đã không ít người làm công việc phá dỡ nhà cũ phải bỏ nghề vì tai nạn xảy ra. Trong quá trình làm việc, chúng tôi luôn lấy các vụ tai nạn đã xảy ra để nhắc nhở mình làm việc cẩn thận hơn.

Như vụ xảy ra ngày gần đây, như vụ sập nhà ở 56 Hàng Bông, hay  trong lúc phá dỡ nhà cũ trên đường Hà Tôn Mục, Hà Tĩnh, một người thợ trong lúc khoan bê tông, bất ngờ bị sàn bê tông sập xuống và đè lên làm anh ta thiệt mạng”.

Nghề phá dỡ công trình cũ cực nhọc và nguy hiểm nhưng vì làm việc với quy mô nhỏ lẻ nên đồ nghề, máy móc của những nhóm thợ này chỉ là các loại máy cầm tay như: máy bắn, máy khoan, máy cắt, búa, máy hàn cắt… Họ cũng không có đồ bảo hộ lao động chuyên dụng mà chỉ tự trang bị giày vải, găng tay vải, mũ bảo hộ lao động, áo dài tay, nhưng cũng người có người không, nhóm có nhóm không.

Bởi cuộc mưu sinh, nhiều người chấp nhận mạo hiểm với nghề.

Phá dỡ nhà cũ- Cái nghề nhân văn

Với tỷ lệ xây mới ngày càng tăng, việc thu hồi các công trình cũ để giải phóng mặt bằng, và xây mới lại các công trình cũ sẽ ngày càng tăng. Việc phá dỡ và giải phóng bàn giao mặt bằng không còn là một mảng nhỏ trong gói thầu xây dựng cơ bản nữa, mà được tách ra thành một gói riếng, với nhiều những đòi hỏi và yêu cầu khắt khe đảm bảo từ công tác an toàn lao động, giấy phép bải đổ phế thải vv…

Vì thế nghề phá dỡ có thể coi là một trong những nghề mới và có nhiều ý nghĩa nhân văn tác động với công đồng. Việc làm sao để có thể đảm bảo an toán cho bản thân cũng như người xung quanh, việc vận chuyển và xử lý các khối phế thải xây dựng sao cho đúng quy trình đảm bảo môi trường là vấn đề bức thiết.

Khi mà khối lượng phế thải xây dựng ngày càng tăng, việc phối hợp giữa các đơn vị thi công phá dỡ và các doanh nghiệp xử lý môi trường, hay các cty vật liệu mới tạo thành một chuỗi liên minh gắn kết tạo điều kiện để xử lý triệt để vấn đề môi trường, tái sử dụng các vật liệu phế thải làm các sản phẩm bằng công nghệ mới, cũng sẽ giúp cho cộng đồng tiết kiệm được nhiều chi phí.

CHIA SẺ